Phục vụ cúng , lễ quanh năm
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Lễ cô Chín, Cô Tám, Cô Sơn Trang,Cô Bảy các cô bé...

Go down

Lễ cô Chín, Cô Tám, Cô Sơn Trang,Cô Bảy các cô bé... Empty Lễ cô Chín, Cô Tám, Cô Sơn Trang,Cô Bảy các cô bé...

Bài gửi  Admin Sat Dec 13, 2008 1:12 pm

Lễ cô Chín, Cô Tám, Cô Sơn Trang,Cô Bảy các cô bé... TangleCoBay2

Tiểu sử, hình ảnh tang lễ Cô Bảy Vĩnh Phúc
( Tiểu sử do Ð Ð Tuệ Quyền biên soạn, hình ảnh do Sư Pháp Ðăng cung cấp)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Cung kính ngưỡng bạch Chư Tôn Túc Trưởng Lão, Chư Ðại Ðức Tăng.
Kính thưa quý cô Tu Nữ, cùng toàn thể chư Phật tử gần xa quý mến!
Chiều hôm nay: ngày 21/ 2/ 2007 (nhằm ngày mùng 5 tết năm Ðinh Hợi, Phật lịch 2550) Chư Tăng, Tu Nữ, Phật tử cùng môn đồ hiếu quyến trang nghiêm cữ hành lễ tưởng niệm và tiễn đưa linh cửu cố cụ bà Lê Thị Lộc, Pháp danh Ðịnh Tri. Nguyên giáo sư Luận tạng A-tỳ-đàm về nơi an nghĩ cuối cùng.
Kính thưa quý liệt vị!
Cụ bà Lê Thị Lộc, pháp danh Ðịnh Tri (tên thường gọi là cô Bảy Vĩnh Phúc). Sanh ngày 27/ 1/ 1923 tại tỉnh Vĩnh Long. Trong gia đình có 8 anh chị em (4 nam, 4 nữ). Thân phụ là cụ ông Lê Văn Dần, Thân mẫu là cụ bà Ðỗ Thị Liêng. Với truyền thống tín ngưỡng đạo Phật lâu đời. Thuở còn nhỏ cụ bà thường được cha mẹ dẫn đi các chùa lễ Phật và bà hằng được song thân khuyên dạy: �Lớn lên con phải biết yêu thương giúp đỡ mọi người và sống sao cho xứng với Ðạo Làm Người, làm tròn bổn phận với gia đình và sống có ích cho xã hội.
Năm 1943 khi vừa tròn 20 tuổi, bà được sự cho phép của song thân lên Sài Gòn Gia Ðịnh (Nay là thành phố Hồ Chí Minh) để tiếp tục sự nghiệp tri thức học vấn chuyên ngành Y dược. Sau khi đã tốt nghiệp, bà được sự đồng ý của Cha Mẹ cho phép ở lại Sài Gòn để tham gia đoàn Y bác sĩ khám chữa bệnh cho những bệnh nhân tại Sài Gòn.
Vào thập niên 60, một lần cùng các bậc anh chị bạn, dự thính thời giảng của ngài Hoà Thượng Tịnh Sự, Bậc thầy môn Luận Tạng A-tỳ-đàm tại Việt Nam. Bà vô cùng hoan hỷ kính thành tâm đắc với những lời giảng giải của Hòa Thượng. Túc duyên tiền kiếp sẵn có nên bà đã lãnh hội lý Pháp dễ dàng với môn học thâm sâu vi diệu này. Rồi từ đó bà thường xuyên đến học đạo với Hoà Thượng tại các tư gia của chư Phật tử. Vì bấy giờ Hoà Thượng chưa có một giảng đường để hoằng truyền chánh Pháp tại đất Sài Thành. Thấy sự hoằng hóa độ sinh của Ðức Thầy quá khó khăn, thâm tâm bà phát khởi niềm cảm xúc tín thành vô biên, quyết chí tìm mua bằng được một mảnh đất thích hợp hầu tôn tạo ngôi giảng đường cho Ðức Thầy hoằng Pháp .
Vào 1969 cụ bà đã mua được một mảnh đất tại khu vực Phú Lâm Chợ lớn khoảng 500 mét vuông (nay là chùa Siêu Lý-Sài gòn) xây dựng thành một Tịnh Thất để Ðức Thầy có nơi hoằng hóa độ sinh. Từ khi chính thức trở thành một Phật tử chân chánh dưới sự giáo huấn của Ðức Thầy, đạo tâm đạo lực của bà càng được trưởng dưỡng.
Với gia đình vẹn toàn bổn phận của một người con, người em. Ngoài ra bà còn nuôi dưỡng dạy bảo cho các cháu của mình như những người con ruột, với xã hội cụ bà là một vị lương y từ mẫu, giúp đỡ sẽ chia biết bao mãnh đời bất hạnh. Với đạo Pháp cụ bà là một Phật tử mẫu mực hộ độ chư Tăng cúng dường Tam Bảo không hề thối thất. Năm 1984 sau khi ân sư viên tịch. Xuyên suốt trên 20 năm trường cụ bà đã nối tiếp huệ mạng duy trì môn Luận Tạng A-tỳ-đàm tại chùa Siêu Lý, cùng với các luận sư A-tỳ-đàm luôn mở lớp giảng dạy tại nơi đây.
Nơi tư gia Ðồng Khánh, Quận 5 hằng tuần đều có các giờ dạy về Vi Diệu Pháp cho chư Tăng cùng các học viên Phật tử từ sơ cơ cho đến cao học Siêu Lý muốn cầu học, bà đều tận tâm hướng dẫn một cách tỏ tường về chi Pháp, lý Pháp. Khi một ai đã học và hiểu nơi bà đã giảng dạy thì nắm vững và rõ về nghĩa lý Phật Pháp.
Chùa Thiền Quang 1, Thiền Quang 2, Cồ Ðàm, Tam Phước, Quảng Nghiêm, Phước Sơn cùng với Chùa Bửu Ðức.v.v. được như ngày hôm nay thì cũng nhờ công đức đầu tiên trong sự lo lắng và kiến tạo của Bà.
Ai là người đệ tử xuất gia của Ngài Hoà thượng Tịnh Sự, Thượng Toạ Giác Chánh, cùng một số các vị tôn túc khác? lớn lên trong đạo Pháp mà không một lần qua sự chăm sóc về vật thực và thuốc men do Bà tận tay lo lắng...
Nhớ năm xưa vào những lúc khó khăn của thập niên 70, 80, 90 vật thực và thuốc men là một nhu cầu thiết yếu, khi ấy đời sống xuất gia tu tập lại càng khó hơn chính một tay của Bà đã chu toàn mọi sự để Tăng chúng ổn định tu hành.
Một bát nước, một chén cơm, một mảnh Y thô cũng như từng viên thuốc của ngày ấy, là một trân châu, hạt ngọc và gấm lụa của ngày hôm nay mà Bà đã gieo tạo cho Tam Bảo.
Hội Học Tam Tạng Pali do Thượng tọa Giác Chánh chủ trì, nếu không có sự hộ Pháp, hộ Tăng của Bà cùng với cố đạo hữu Trần Bá Thế, thì ngày hôm nay làm sao có những quyển kinh và chú giải để làm cẩm nang cho chư Tăng cùng với chư Phật tử tu học.
Hội Tu Chỉnh Tạng Vi Diệu Pháp nếu không có có sự hộ độ và đài thọ toàn bộ thì làm sao mà ấn bản được hoàn thành.
Từng bộ tạng Vi Diệu Pháp được in thành từng bộ trong gọn gàn và sinh đẹp lần được xuất bản như là từng đứa con của Bà được sanh ra trong sự nhọc nhằn, yêu quý, bảo bọc và chờ đón để được sự hoan hỷ một cách tròn đủ các bộ tạng luận như hôm nay.
Cả đời Bà sống trong sự tiết hạnh,luôn luôn nghiêm trì giới luật của một người nữ cư sĩ hộ Pháp. Thân là nữ mà tinh thần và lý tưởng đều hướng về sự nghiệp cao cả phụng sự đạo Pháp, một sự hy sinh, đóng góp khó tìm muôn một của người nữ gia tộc họ Lê trên đất Việt.

Quả thật là cao cả!
Như chúng ta được biết nhà thơ Trúc Thiên có viết:
-Ai ngày xưa mở núi
Ai ngàn sau hành hương
Nhớ chăng trong nhịp hoằng dương
Bóng Người hộ Pháp lòng khuôn Phật Ðà.

Vài năm gần đây cụ bà lâm trọng bệnh được sự quan tâm của Chư Tăng ,Tu Nữ, Phật Tử, với sự chăm sóc của các con cháu. Sự chữa trị tận tình của các y bác sĩ khắp nơi. Nhưng thọ phần đã mãn cụ bà đã an nhiên từ bỏ nhục thân cao đăng lạc cảnh, vào lúc 7giơ 30 ngày 18/2/2007 (nhằm ngày mùng 2 tết Ðinh Hợi) tại chùa Siêu Lý (quận 6 T.P HCM) hưởng thọ 86 tuổi .
Trước sự hiện diện của thượng tọa GIÁC CHÁNH cùng với chư tăng bổn tự sau khi bà được nghe sự tụng đọc của quí ngài về các bài kinh liên quan về lý vô thường, khổ não và vô ngã.
Sự ra đi của cụ bà đã để lại cho gia quyến một niềm kính thương vô hạn. Chư tăng, tu nữ cùng chư phật tử một sự tưởng nhớ và niềm kính tiếc vô biên.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .

Mặt hàng Lễ Sơn trang
5 oản
5 đinh tiền vàng + đô
1 mâm dứa vàng
3 Hộp chè
2 đinh tiền vàng Kim Thành
1 bó Hương Trầm đậu tàn
3 cốc nến
1 vàng đại ( 3 mặt)
( Ngoài ra nên có thêm nem chua, gừng, ớt, đậu phụ, nem chạo, khế, dứa, cơi trầu)
Giá:
Bộ đại: 315,000 đồng
Bộ nhỡ: 220,000 đồng
Bộ nhỏ: 188,000 đồng

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 19
Join date : 13/12/2008

http://cungle.heavenforum.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết